Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Hòa Lạc nằm ở phía Đông Bắc của huyện Hữu Lũng, cách trung tâm huyện 17 km, với diện tích tự nhiên là 28,10Km2. Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng. Phía Nam giáp xã Hòa Sơn, Phía Đông Nam giáp xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Phía Tây giáp xã Cai Kinh, phía Tây Bắc giáp xã Yên Sơn.

Điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng, địa hình không bằng phẳng đồi núi chiếm phần lớn diện tích của xã, phía Tây Bắc là dãy núi Cai Kinh thuộc vòng cung Bắc Sơn, có nhiều loại gỗ quý như: đinh, nghiến, hoàng đàn... , các mặt hàng dược liệu quý: mật ong, sa nhân và nhiều loại lâm thổ sản khác. Khu vực núi đất là đồi núi thấp được hình thành chủ yếu từ đất sét phong hóa thuận lợi cho trồng rừng, cây ăn quả và các loại nông sản như: lúa, ngô, sắn, đỗ tương…

Hòa Lạc nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ 170 c - 220 c. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200mm - 1.600mm, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và thủy sản.

Xã Hòa Lạc có vị trí tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội, nên từ xa xưa nhiều gia đình do hoàn cảnh khác nhau đã đến nơi đây sinh sống; từ khi đến Hòa Lạc những người dân nơi đây đã làm cho mảnh đất này đa dạng về văn hóa. Phong tục tập quán ở Hòa Lạc mang đậm bản sắc của khu vực miền núi phía đông Bắc Bộ, hiện nay các dân tộc tiểu số vẫn giữ được nét văn hóa riêng.

Xã Hòa Lạc có vị trí khá thuận lợi, có tuyến đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Hệ thống giao thông nông thôn trong xã không ngừng được nâng cấp, mở rộng phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống dân sinh, tạo điều kiện cho việc thông thương, giao lưu hàng hóa với các xã, huyện trong tỉnh và cả nước. Giao thông thuận tiện là tiền đề cho Hòa Lạc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cũng còn gặp phải không ít khó khăn đó là kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, phần lớn địa hình là đồi núi, dân cư phân tán gây khó khăn cho quản lý và đầu tư….

Trên địa bàn xã còn có 2 ngôi đền là Đền Chầu Lục ở thôn Chín Tư Chín Sáu thờ Lục cung công chúa và Đền Quan Giám Sát ở thôn Việt Thắng Hang Đỏ thờ Quan lớn Đệ Nhị trong tứ vị Tôn Quan, được vua Khải Định cấp sắc phong, những ngôi đền này có từ xa xưa do dòng họ Hoàng Đình quản lý và trông coi. Hàng năm 2 ngôi đền có hàng chục nghìn lượt khách thập phương đến tham quan, du lịch tâm linh.

Xã có 8 thôn với 1.155 hộ gia đình và 5.115 nhân khẩu, có 3 dân tộc: kinh, tày, nùng cùng sinh sống đan xem, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 36,2 triệu/người/năm. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ, tỷ lệ hộ làm nông nghiệp trên 85%. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 3,67%, hộ cận nghèo 3,15%.

Năm 2020, xã Hòa Lạc phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020.

About